Giới thiệu về động cơ Diesel 4 thì
I – CẤU TẠO:
Một động cơ Diesel 4 thì có cấu tạo cơ bản gồm có:
· Các chi tiết cố định: cacte, xilanh, quy lát.
· Các chi tiết di động: pittônh, sec măng, thanh truyền, cốt máy, bánh đà.
· Các chi tiết hệ thống phân phối khí.
· Các chi tiết hệ thống nhiên liệu.
· Các chi tiết hệ thống làm mát.
· Các chi tiết hệ thống bôi trơn.
1 – Thân động cơ:
Được đúc thành khối có chứa các xi lanh, trên có nắp xi lanh. Trong thân động cơ có áo nước làm mát, đường dẫn dầu bôi trơn và chỗ để bắt các chi tiết phụ.
Trong xi lanh có đặt một pittông, pittông đươc nối với trục khuỷu nhờ thanh truyền, cơ cấu pittông thanh, trục khuỷu có tác dụng biến chuyển động tịnh tiến của pittông thành chuyển động quay của trục khuỷu.
2 – Hệ thống cung cấp nhiên liệu gồm: bầu lọc, bơm tiếp vận, bơm cao áp, kim phun, các đường ống dẫn dầu...Trong đó bơm cao áp là thiết bị quan trọng nhất.
3 – Hệ thống phân phối khí: Là hệ thống các cửa đóng mở để hút không khí và đẩy sản vật cháy ra ngoài. Ở động cơ Diesel 4 thì được bố trí các xupap hút và thoát xen kẽ nhau đặt ở nắp quy lát.
4 – Hệ thống bôi trơn: thường dùng hệ thống bôi trơn có bơm nhớt. Đối với các động cơ Diesel cỡ trung trở lên có trang bị thêm hệ thống làm mát dầu bôi trơn và bơm nhớt đôi.
5 – Hệ thống làm mát:
- Đối với động cơ Diesel vận tải, cơ giới, máy phát điện thường dùng hệ thống làm mát bằng nước.- Đối với động cơ Diesel tàu thủy thường dùng hai hệ thống: hệ thống làm mát bằng nước.
- Đối với động cơ Diesel cỡ nhỏ dùng hệ thống làm mát bằng gió.
6 – Hệ thống khởi động: sử dụng nhiều phương pháp:
- Khởi động bằng tay quay.
- Dùng động cơ điện.
- Khởi động bằng gió nén.
- Khởi động bằng động cơ xăng.
- Dùng máy thủy lực...
7 – Hệ thống tăng áp: nhằm :
- Tăng hệ số nạp.
- Tăng áp suất cuối quá trình nạp .
-Tăng công suất động cơ.
-Giảm suất tiêu hao nhiên liệu.
8 – Hệ thống xông máy: để xông máy động cơ khi khởi động lạnh .
II – NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐỘNG CƠ:
Để hoàn thành một chu trình công tác động cơ diesel 4 thì phải trải qua 4 giai đoạn liên tiếp đó là:
1 – Thì hút:
Piston từ điểm chết trên (ĐCT) đi xuống điểm chết dưới (ĐCD) tạo ra một áp thấp ở sau nó, nhờ hệ thống phân phối khí, cam hút đội xupáp hút mở ra, không khí lọc sạch được hút vào lòng xi lanh. Khi piston xuống điểm chết dưới xupáp hút đóng lại.
2 – Thì ép:
Piston từ điểm chết dưới di chuyển lên điểm chết trên, hai xu páp hút và thải đều đóng, không khí bị ép lại. Khi piston lên đến ĐCT thì áp suất trong xi lanh lên đến 30 ® 35 kg/cm2, nhiệt độ khoảng 530-730oC.
3 – Thì giản nở:
Khi piston lên đến ĐCT nhờ hệ thống nhiên liệu kim phun, dầu được phun vào buồng đốt dưới dạng hơi sương, gặp phải môi trường áp suất và nhiệt độ cao, nhiên liệu tự bốc cháy, giản nở và đẩy piston đi xuống. Thì này gọi là thì phát động .
4 – Thì thoát:
Khi pittông bị đẩy xuống ĐCD nhờ quán tính của bánh đà, pittông tiếp tục chạy trở lên, lúc này xupap thoát mở, khí cháy bị đẩy ra ngoài. Khi pittông lên đến ĐCT xupap thoát đóng lại, xupap hút bắt đầu mở ra để khởi sự một chu kỳ khác.